Bạn đang xem: Đồng Hồ Bị Hấp Hơi Nước Hoặc Bị Vào Nước – 1989W
1989Watch tiếp nhận được rất nhiều khách hàng đến sửa chữa và hỏi tư vấn về những chiếc đồng hồ bị hấp hơi nước hay bị vào nước, ngay cả những chiếc đồng hồ ấy có ghi độ chống nước cao tận 10 bar, hay khi thậm chí khách hàng cũng đã cẩn thận tháo ra khi đi tắm, đi bơi nhưng vẫn gặp trường hợp đồng hồ bị vào hơi nước. Vậy nguyên do thực hư là như thế nào?
Xem thêm: Nên Mua Đồng Hồ Xách Tay Hay Chính Hãng – 1989W
Dây đồng hồ kim loại 1989watch
Thuật ngữ chống nước của đồng hồ, Đồng Hồ Bị Hấp Hơi Nước Hoặc Bị Vào Nước
Các nhà sản xuất luôn ghi thông số này trên đồng hồ, hầu hết ở dưới nắp đáy là water resist , hoặc viết tắt là w.r kèm theo một con số và đơn vị đo. Quí khách cần hết sức để ý khả năng chống nước của chiếc đồng hồ để có mục đích sử dụng thích hợp.
– Water Resist: chỉ khả năng chống nước của đồng hồ đeo tay.
– BAR hoặc ATM: đơn vị đo áp suất nước. Theo quy định, 1BAR tương đương áp suất ở độ sâu 10m dưới nước, tương tự nếu bạn nhận ra mẫu đồng hồ nào ghi 5BAR thì có nghĩa dòng đồng hồ này chịu được áp suất ở độ sâu 50m.
Với những dòng đồng hồ 3ATM(30m) chỉ có thể đi mưa, rửa tay. Với những sản phẩm có mức độ 50m có thể tắm, đi bơi được, 100m, 200m có thể bơi, lặn nông dưới nước được.
Thế nhưng, độ chống nước cao thì không có nghĩa là có thể chống nước 100%. Để bảo dưỡng đồng hồ lâu dài thì bạn vẫn nên hạn chế cho đồng hồ tiếp xúc với nước.
Một số nguyên do thường gặp khiến đồng hồ bị hấp hơi nước hoặc vào nước:
1.Đồng hồ bị hở khi tiếp xúc với nước:Đồng Hồ Bị Hấp Hơi Nước Hoặc Bị Vào Nước
Đồng hồ của bạn có thể bị hở do va chạm mạnh hay rơi rớt, khiến trên chiếc đồng hồ có vết nứt, kẻ hở và tiếp xúc với nước khiến nước vào được.
Một yếu tố khác, khi bạn chỉnh giờ, hạn chế chỉnh giờ trong môi trường nước và nhớ đóng chốt chỉnh giờ trước khi tiếp xúc với nước, nước có thể len vào kẻ hở trong nút chốt khi bạn điều chỉnh giờ vào trong đồng hồ.
2.Cho đồng hồ tiếp xúc nước không đúng khả năng:
Ví như đeo đồng hồ 3bar mà đi lặn biển, hay đeo đồng hồ 5bar để lặn sâu xuống biển bằng bình dưỡng khí,… thì chắc chắn sẽ vượt quá khả năng chống nước đồng hồ và nước sẽ xâm nhập được vào bên trong máy.
3.Tiếp xúc với các dung dịch hoá chất hoặc dung dịch nước có nồng độ muối, tính kiềm cao:
Các sản phẩm như xà bông đậm đặc, nước rửa chén hoặc xăng, dầu,… và muối có trong nước biển, mồ hôi tay, thức ăn,.. sẽ dễ dàng len lỏi vào kẻ hở đồng hồ nhanh hơn nước và thậm chí, ăn mòn dần các chất liệu chống nước của đồng hồ.
Chúng sẽ tiếp xúc với vòng ron và vòng cao su làm cho dây cao su mục nát dần đi.
4.Tiếp xúc với nhiệt độ bất thường: Đồng Hồ Bị Hấp Hơi Nước Hoặc Bị Vào Nước
Đây là nguyên do bất ngờ nhất mà ít ai nghĩ tới.
Đa phần những ciếc đồng hồ hiện đại sẽ có khả năng chịu nhiệt từ 5 độ – 40 độ C.
“Có một vị khách đi công tác vài ngày, ở trên vùng núi có nhiệt độ thất thường, sáng nắng nóng gắt, tối ẩm và lạnh; tự nhiên thấy mờ hết kính, có bám hơi nước ở trong mà không hiểu tại sao, dù lúc nào đi tắm cũng tháo đồng hồ ra chứ không để ngâm nước thế mà lại có nước lọt vào, làm hư đồng hồ.
Hoặc một vị khách tự tin với độ chống nước của chiếc đồng hồ mình, đeo vào đi xông hơi, khiến đồng hồ bị hấp hơi nước và bộ phận máy bên trong đồng hồ bị hư mục hoàn toàn dù bên ngoài vẫn đẹp như mới.”
Việc tiếp xúc với nhiệt độ bất thường sẽ làm các ron cao su của đồng hồ có tác dụng chặn nước bị dãn nở theo nguyên lý “nóng nở ra, lạnh co lại”.
Khi ra ngoài lạnh, các ron cao su bị co lại nhưng không đều ngay lập tức. Chính thời điểm này đồng hồ dễ bị hấp hơi và đọng nước bên trong máy gây hư hại cho các linh kiện đồng hồ.
Hơn nữa, nếu ở trong nhiệt độ cao thường xuyên, sẽ dẫn đến gioăng cao su cũng liên tục bị co dãn, lâu ngày dẫn đến trơ gioăng, giảm đi đáng kể khả năng chống nước của đồng hồ.
Một điểm nữa là, bên trong đồng hồ được đảm bảo kín khít so với bên ngoài nhưng vẫn có không khí chứ không phải là chân không.
Mà không khí luôn có lượng ẩm nhất định, khi có thay đổi nhiệt độ, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, thì sẽ dẫn đến hiện tượng bốc hơi hoặc ngưng tụ hơi nước có trong không khí.
Điều này không có lợi cho các chi tiết bên trong máy và làm giảm tuổi thọ của đồng hồ.
Đồng Hồ Bị Hấp Hơi Nước Hoặc Bị Vào Nước,Các cách xử trí nhanh khi
Cách xử lý khi đồng hồ bị vào nước tốt nhất là bạn hãy đem chúng ra trung tâm sửa chữa có uy tín để kịp thời khắc phục vấn đề vào nước trong đồng hồ ngay lập tức, tránh cho các bộ phận máy đồng hồ bị ăn mòn mạnh do để nước quá lâu và để các trung tâm sửa chữa có thể kiểm tra kỹ lưỡng bộ máy, có biện pháp vệ sinh, lau dầu và thay thế bộ phận máy đúng chuẩn.
Bảo dưỡng đồng hồ thường xuyên và kiểm tra khả năng chống nước hằng năm có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề này và ở các dịch vụ bảo dưỡng uy tín luôn có các ron mới của chính hãng.
Tuy nhiên, nếu bạn đang bận ở một nơi nào đó xa xôi, không tiện đem đồng hồ ra trung tâm sửa chữa ngay được; để nước không làm trầm trọng thêm đồng hồ, bạn cũng cần phải biết một số cách xử lý tạm thời.
Dưới đây là một cách “chữa cháy” tạm thời và hiệu quả khi đồng hồ bị vào nước mà bạn có thể tham khảo:
Dùng gạo khô hoặc túi hút ẩm. Đồng Hồ Bị Hấp Hơi Nước Hoặc Bị Vào Nước
Bạn đặt nhẹ nhàng chiếc đồng hồ vào một chiếc hộp vừa vặn đã có sẵn bột hút ẩm hoặc gạo khô bên trong.
Sau đó, bạn phủ tiếp một lớp bột hoặc gạo lên trên, đóng kín nắp hộp và để khoảng 24 giờ, nước sẽ được hút hết ra ngoài.
Đồng Hồ Bị Hấp Hơi Nước Hoặc Bị Vào Nước, Mọi chi tiết liên hệ: shop dây đồng hồ 1989watch
CN1: 9/13 Hòa Hiệp. P4. Quận Tân Bình. TP.HCM
Hotline: 0837.065.065
CN2: 28 Nguyễn Lâm. P3. Quận Bình Thạnh. TP.HCM
Hotline: 08.57.67.2222